Trang chủ / Blog / Quy trình nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo

Quy trình nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo


Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị dinh dưỡng của chúng. Vì vậy những nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm và phát triển để cho ra các sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng nhất. Vậy quy trình nuôi cấy, sản xuất đông trùng hạ thảo diễn ra như thế nào? Cùng Đông Thảo Nam khám phá ngay nhé!

 

Các bước chuẩn bị cho quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

1.Phòng kính để tiến hành cấy giống

Để sở hữu được các sản phẩm đông trùng hạ thảo nuôi cấy đạt chuẩn chất lượng, phòng kính phải có các điều kiện sau đây:

  • Phòng kính phải được khử khuẩn để đảm bảo tiệt trùng.

  • Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ đều được chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

  • Phải lắp đặt giá và giàn nhằm chuẩn bị cho việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo một cách tốt nhất

  • Chuẩn bị hệ thống làm lạnh và hệ thống duy trì độ ẩm trong khoảng 70 đến 85%.

  • Trang bị máy móc tiên tiến và đạt chất lượng cao.

2.Nguyên liệu làm giá thể

  • Giá thể nuôi cấy là gạo huyết rồng được chọn lọc, đưa vào những lọ, hộp với trọng lượng từ 40 - 60gr.

  • Nhộng tằm tươi lấy từ kén để nguyên con hoặc xay nhỏ theo tỉ lệ

  • Giá đỗ, khoai tây, nước dừa,...

  • Khoáng vi lượng 

  • Tất cả tạo thành hỗn hợp dung dịch và cho vào cơ chất gạo huyết rồng theo tỷ lệ.

3. Hấp khử trùng giá thể

  • Tiến hành hấp tiệt trùng các hộp cơ chất gạo huyết rồng ở nhiệt độ  121 độ.

  • Làm nguội cơ chất trong phòng lạnh với thời gian 3 - 5 tiếng

  • Chuyển cơ chất vào phòng kính và sẵn sàng cho công đoạn cấy giống.


Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo đạt tiêu chuẩn tại Đông Thảo Nam

Công đoạn 1: Cấy giống

Giống lỏng đã được chuẩn bị sẵn và đặt trong buồng máy khử trùng. Các lọ cơ chất được xử lý theo quy trình và hấp khử khuẩn. Trong buồng kính của hệ thống khử trùng, dùng các dụng cụ đã được hấp khử khuẩn, tiến hành bơm chuyển một lượng giống lỏng F2 vào lọ cơ chất, sau đó chuyển các lọ cơ chất sang phòng tối. Ở đấy phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng khoảng 18 - 20 độ C, độ ẩm từ 75 – 80%.


Lưu ý các lọ cơ chất cần phải ủ kín.

Sau 10 tới 12 ngày, những sợi nấm sẽ ăn kín phần nhiều bề mặt môi trường giá thể. Tiếp đó đưa toàn bộ lọ giá thể chuyển sang giai đoạn hai.

 

Công đoạn 2: Tạo quả thể

Để kích thích tạo quả thể, những lọ(cơ chất) giá thể ở công đoạn 1 sẽ được chuyển tới phòng chiếu sáng. Nhiệt độ trong phòng kính giai đoạn này được điều chỉnh từ 18 tới 20 độ C, độ ẩm từ 78 – 80% và chiếu sáng với cường độ 1000 Lux từ 12 giờ/ngày.

Lưu ý: Mở cửa phòng 2 lần/ngày, mỗi lần chí ít 30 phút để đảm bảo sự lưu thông khí trong phòng. Sau khoảng 2 tuần, những sợi nấm khởi đầu xuất hiện trên bề mặt sinh khối.


Giai đoạn 3: Nuôi quả thể và theo dõi

Ở thời kỳ này, người nuôi cấy cần đổi thay môi trường cũng như những điều kiện để nuôi quả thể. Độ ẩm cần tăng lên khoảng 80 – 85%, đồng thời giữ nguyên nhiệt độ, thời kỳ chiếu sáng mỗi ngày là 12 - 14 giờ. Giảm cường độ chiếu sáng xuống 700 - 800Lux.

Lưu ý: Sự lưu thông khí lúc này vẫn cần được duy trì. Người giám sát cần theo dõi thường xuyên để có bước điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nấm và kịp thời phát hiện, loại bỏ các quả thể không đạt và phân dòng các quả thể chậm phát triển. Sau 3 tháng nuôi cấy, ngọn nấm trùng thảo sẽ mọc dài khoảng 13cm, cùng lúc những bào tử nấm xuất hiện.

 

Công đoạn 4: Thu hoạch

Khi ngọn nấm bắt đầu mang dấu hiệu chuyển màu, cần rà soát liên tục để thu hoạch kịp thời. Nếu phát hiện phần ngọn nấm mang màu đậm hơn phần thân chính là lúc nấm đông trùng hạ thảo được thu hoạch.



Các lưu ý trong nuôi cấy, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo

  • Chủng giống được chọn lọc và bảo quản tốt.

  • Phòng để cấy giống nấm đông trùng và phòng nuôi đông trùng phải đảm bảo vô trùng và thật sạch sẽ.

  • Nguyên liệu chọn làm giá thể phải đảm bảo chất lượng và không bị nấm mốc.

  • Hệ thống chiếu sáng, nhiệt độ, máy phun sương tạo độ ẩm,... được vệ sinh,  bảo dưỡng đầy đủ theo định kì

  • Hệ thống kiểm soát côn trùng phải chặt chẽ.

  • Sử dụng nguồn nước sạch và nước cất trong cấy giống và nuôi quả thể.

  • Môi trường xung quanh khu vực nuôi cấy phải đảm bảo vệ sinh và trong lành

  • Quá trình ra vào phòng nấm để theo dõi và chăm sóc cần sử dụng đầy đủ các dụng cụ đảm bảo khâu an toàn vệ sinh như : khẩu trang, mũ trùm đầu, bao tay, áo khoác, dép,..dành riêng cho khu vực nuôi cấy.

  • Hạn chế người không có nhiệm vụ ra vào khu vực nuôi cấy.

  • Chủng giống được chọn lọc và bảo quản tốt.

 


Đông trùng hạ thảo Đông Thảo Nam luôn tuân thủ nghiêm ngặt các bước nuôi cấy  đông trùng hạ thảo theo quy trình một chiều đạt chuẩn ISO 22000: 2018. Chính vì vậy chúng tôi tin rằng sản phẩm của chúng tôi luôn làm quý khách hàng hài lòng về chất lượng và giá cả.

Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo nuôi cấy