Triệu chứng thiếu máu não và cách phòng ngừa khoa học nhất
Thiếu máu não là một vấn đề nhức nhối về sức khỏe phổ biến ở người từ độ tuổi trung niên trở lên. Hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, các dấu hiệu thiếu máu não ban đầu thường dễ bị bỏ qua do người bệnh chủ quan dẫn đến không can thiệp điều trị kịp thời.
Để nắm rõ các triệu chứng của bệnh thiếu máu não và biết cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Thiếu máu não có những triệu chứng gì?
thiếu máu não là tình trạng lượng máu được cung cấp không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất tại não. Từ đó, dẫn đến thiếu oxy cho các mô não gây chết các tế bào não và gây nên đột quỵ do thiếu máu não.
Dấu hiệu thiếu máu não toàn bộ
Nếu bạn phát hiện một số triệu chứng dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu của thiếu máu não toàn bộ:
Thường xuyên đau đầu dữ dội. Ban đầu bạn có thể bị nhức đầu tại một điểm nhất định sau đó lan khắp đầu. Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của thiếu máu não. Cơn đau đầu này có thể dữ dội đến mức khiến bạn mất ngủ, khó tập trung và giảm hiệu suất làm việc.
Suy giảm thị lực, mù lòa.
Gặp vấn đề với các vận động phối hợp, cử động cơ thể và nói với biểu hiện dễ thấy nhất là thường xuyên bị ngã và mất thăng bằng.
Suy nhược cơ thể.
Suy giảm trí nhớ.
Dấu hiệu thiếu máu não cục bộ
Một số dấu hiệu thiếu máu não cục bộ thường liên quan đến thần kinh, với đặc tính xảy ra ở một bên cơ thể. Các triệu chứng này thường thay đổi tùy thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng do thiếu máu nuôi. Dưới đây là một số triệu chứng đáng chú ý:
Cảm thấy yếu một bên tay hoặc chân hoặc toàn bộ nửa người.
Hoa mắt, chóng mặt và có hiện tượng nhìn đôi (song thị).
Mắc chứng khó nói, nói lắp.
Mất phối hợp cử động cơ thể.
Ngoài ra, một số người bệnh thiếu máu não còn xuất hiện triệu chứng tê bì nhức mỏi đầu ngón chân, ngón tay và các rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, tăng nhiệt độ cơ thể,…
Cần làm gì khi nghi ngờ bị thiếu máu não?
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu não, tốt nhất nên nhanh chóng đến cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự chủ động phòng ngừa và cải thiện nguồn cung cấp máu đến não bộ
Kiểm soát các vấn đề sức khỏe có nguy cơ gây thiếu máu lên não, chẳng hạn như tăng cholesterol máu, tiểu đường hay cao huyết áp.
Kết luậnMong rằng các thông tin trên đây có thể giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu máu não để kịp thời xử lý ngay tình trạng nguy hiểm nếu kéo dài.
MỜI BẠN XEM THÊMhttps://dongthaonam.gosell.vn/article/ba-bau-co-uong-duoc-dong-trung-ha-thao-khong-can-luu-y-nhung-gi-b3505847
https://dongthaonam.gosell.vn/article/bao-quan-dong-trung-ha-thao-kho-nhu-the-nao-cho-dung--b3505846
https://dongthaonam.gosell.vn/article/an-dong-trung-ha-thao-bao-nhieu-la-du-b3505855